Ngày lên

Một ngày tự nó đã là một đời với nhiều cung bậc khác nhau. Hãy sống trọn vẹn cho một ngày.

Âm nhạc và hoa hồng

Âm nhạc và hoa kết nối những cảm xúc và thăng hoa cuộc sống.Hãy trân quý và tận hưởng.

Chiều của biển

Một ngày sắp qua với những việc làm được và chưa làm được. Đừng để hoài phí một ngày sẽ qua.

Niêm hoa vi tiếu

Chân lý là mặt trăng trên cao, cũng xa mà cũng gần. Hãy đi theo con đường mà Ngài đã chỉ cho ta.

Hoa Vô ưu

Cuộc sống với bao nhọc nhằn và đầy toan tính. Hãy tỉnh thức, buông bỏ mọi âu lo, sống thanh thản trong hiện tại

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Một lần ghé qua



          Một lần ghé qua.
    Có những kỷ niệm tưởng chừng nằm sâu trong lòng tâm tưởng, bất chợt ùa về như những đợt sóng băng qua trí nhớ làm thức tỉnh cả một vùng ký ức.
    Có những kỷ niệm tưởng chừng như đơn giản, chỉ là những khoảnh khắc đến rồi đi nhưng sao lại thành vết khắc sâu đậm, theo mình suốt bao nhiêu thời gian như mọc rễ trong trí nhớ.
    Phá vỡ cái hiện tại để mang tôi về miền xa xưa là những dòng status của bạn trên Facebook : "Bính biết hôm nay là ngày gì không? Ngày mà mình vào SG đúng 36 năm (1980). Trước khi vào SG mình ở lại nhà Bính chơi tại Chợ Đầm, Nha Trang. Thời gian qua nhanh quá".
    Dòng status ngắn ngủi khuấy đảo cả tâm trí làm tôi phải bỏ qua công việc đang làm, trầm ngâm nhớ lại một ngày nào đó của 36 năm trước khi bạn ghé lại thăm tôi tại Nha trang, một ngày đầu thu.
    NT là lớp trưởng lớp cũ của tôi tại trường Quốc học Huế, cho dù đến năm lớp 12, NT không còn làm trưởng lớp nữa nhưng trong tôi NT vẫn là người lớp trưởng mẫu mực, khiêm tốn, học giỏi, riêng chữ viết rất đẹp.
    Cái hay nữa của NT là ý thức bảo vệ cho các bạn, năm đầu tiên gặp NT, tôi đã nghe các bạn kể lại có lúc NT đã dẫn một toán bạn đi "hỏi tội" người nào dám "đe nẹt" bạn lớp mình. Chắc có lẽ do có học võ và đô con nên không ai dám "hó hé" gì khi bị NT nói chuyện !
    NT có năng khiếu về võ thuật, vừa học văn vừa học võ tại võ đường Suzucho Karatedo từ năm lớp Sáu và kiên trì tập luyện, học tập dưới sự hướng dẫn của Thầy cho đến khi tốt nghiệp Đại học và các năm sề sau.
    Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của NT trong bộ đồ võ màu trắng, thắt đai lưng màu đen mấy vạch trắng, đang thay mặt Thầy hướng dẫn các môn sinh tại võ đường Karatedo nằm ở đường Võ Tánh dưới chân cầu Đông ba, Huế (nay là đường Nguyễn chí Thanh).
   
    Năm 1977, tôi xa Huế khi NT đang học tại Đại học Bách Khoa Đà nẵng và từ đó thỉnh thoảng khi nhớ về các bạn, tôi chỉ biết hí hoáy viết thư về thăm các bạn.
    Mãi đến năm 1980, khi đang ở tại Nha trang, tôi mới có dịp gặp lại NT.
    Thì ra NT đã tốt nghiệp đại học, trên đường nhận nhiệm sở tại SG đã ghé qua với tôi một đêm ngắn ngủi nhưng đầy ắp kỷ niệm.
    Tối hôm đó, tôi và NT đem 2 cái ghế dài ra nằm trước nhà và kể cho nhau nghe những gì đã xảy ra trong thời gian không gặp nhau. Câu chuyện lan man từ tụi tôi qua đến các bạn trong lớp, đến người chị mà NT ở cùng lúc còn đi học, đến những chuyện tình, những cảm xúc đầu đời...thôi thì đủ chuyện !
    Lúc đó, NT mới cho tôi xem "hành trang" của bạn khi vào SG, vỏn vẹn chỉ là một cặp táp nhỏ trong đó đựng vài món đồ mà tôi cho rằng đó là những "bảo vật" của một đời.
    Ngoài Quyết định công nhận tốt nghiệp Đại học của Bộ Đại học, Quyết định phân công công tác của trường Bách Khoa Đà nẵng, còn có tấm bằng công nhận Huyền đai Karate đệ tam đẳng - rất đẹp - còn đẹp hơn tấm bằng đại học về hình thức và cách trình bày -  vài bộ áo quần, trong đó có bộ đồ võ màu trắng, dây đai đen và một cây côn nhị khúc. Đó là tất cả những gì mà NT mang theo để chập chững vào đời.
    NT lại kể về Thầy Choji Suzuki,  người mà tôi rất kính trọng qua phong cách sống và tư tưởng võ đạo của người truyền dạy cho các môn sinh và cho biết tấm bằng công nhận Huyền đai đệ tam đẳng của NT được thầy cấp và gởi qua VN sau khi Thầy đã trở về Nhật. Chính vì điều này tôi mới thấy giá trị cao quý của tấm bằng võ học mà NT nhận được từ Thầy.
    Tối hôm đó trong những lúc tạm dừng câu chuyện, NT lại lấy cây côn nhị khúc đi mấy bài quyền, hai tay loang loáng, cây nhị khúc nhảy múa trên tay bạn tôi trong đêm thanh vắng. Lúc đó tôi lại thấy NT sao mà giống Lý tiểu Long quá...!

    Năm 1993, trong một lần đi công tác tại Nhật, NT đã tìm đến thăm Thầy và là môn sinh duy nhất tại Việt nam vinh hạnh được diện kiến và vấn an Thầy lần cuối cùng tại nhà, trước khi Thầy qua đời.
    Cũng trong dịp này, Thầy đã cấp cho NT bằng công nhận Huyền đai Karate đệ lục đẳng khi xét về thành tích, công phu tập luyện liên tục, thể chất và tinh thần võ đạo của NT trong thời gian Thầy không còn ở Việt nam.
    Điều đáng trân quý là tự tay Thầy đã viết, ký vào bằng này và tận tay trao cho NT tại nhà của Thầy.  Đây quả là một vinh dự lớn cho bạn tôi vì không một ai được chính tay Thầy viết và ký công nhận một huyền đai tại nhà trước khi Thầy không còn nữa. Chắc hẳn NT là môn sinh cuối cùng được diện kiến và có được bút ký của Thầy.
    Hiện nay, Thành phố Huế đang có dự án xây dựng lại võ đường cũ của Thầy - tại đường Nguyễn chí Thanh - thành một Khu Lưu niệm vừa là một Trung tâm Văn hóa - Võ thuật Việt - Nhật để tưởng nhớ công sức của Thầy Cô Choji Suzuki trong việc phát triển võ học cũng như giao lưu văn hóa của hai nước. NT cũng đã đóng góp một số kinh phí và công sức vào dự án này của Thành phố Huế.

    NT còn có một giai thoại dễ thương về những cảm xúc của bạn với một cô bé Đồng Khánh, cứ một tuần ba đêm ngồi cùng bàn ghế với NT khi học Anh văn - Hội Việt- Mỹ - tại trường Quốc học. Không biết có phải do tên hay là mùi hương của cô bé còn đọng lại trên bàn ghế, mà lúc đó, đã khiến NT phải mất ngủ và tập hút thuốc lá để nhớ về một người chưa quen biết ?

     Một đêm, nói với nhau đủ chuyện, sáng sớm hôm sau, từ giã tôi, NT lại vào SG để bắt đầu cuộc đời tại đây.
    Sau này, có một bức thư của Ba tôi gởi gắm em tôi cho NT lúc con bé chuyển vào tiếp tục học năm thứ 3 tại trường Đại học Y Sài gòn mà tôi không biết, mãi mấy mươi năm sau NT mới "bật mí" về bức thư này thì mọi việc đã xong hết rồi.
    Cũng là duyên số nên NT không là "em rễ" của tôi được, và sự giúp đở của chị NT đối với em tôi là một ân tình mà gia đình tôi vẫn chưa "đền đáp" được. Cho đến bây giờ tôi vẫn trăn trở về điều này thầm tiếc nuối cho con bé em tôi.

    Ra đời với 2 tấm bằng, một bụng kiến thức và tràng công phu từ Thầy, tôi thấy NT chững chạc hơn nhiều so với người lớp trưởng mà tôi nhớ đến trước đây và luôn cầu mong bạn tôi đạt được những tâm nguyện khi vào đời.
    25 năm sau, khi gặp lại NT tại Sài gòn, tôi thấy bạn là người thành công trong nhóm bạn cũ của tôi, gia đình hạnh phúc, các cháu thành công, một quãng đường không dài lắm nhưng đã chứng tỏ được một người vững vàng trong vòng xoáy của xã hội.
    Cái ngày NT ghé lại Nha trang là một dấu ấn nữa giữ bạn lâu hơn trong ký ức của tôi, làm bật lên những ý tưởng của tôi để viết về một người bạn. Cũng là một cách đánh thức, làm sống dậy những kỷ niệm, không để nó ngày một đi vào quên lãng do tuổi tác và thời gian.   
    Với tôi, những kỷ niệm về bạn bè trong lớp và trường Quốc học Huế không hề phai mờ trong tâm trí.
    Một chổ trân trọng, tôi vẫn để dành cho những người bạn của tôi.

Thân gởi về một người bạn.
 Nguyễn Thông -12 B2 - Quốc học 1974-1975.
Lê Bính - 29-08-2016.
   
   
NB: Cảm ơn bạn Nguyễn Thông đã bổ sung thêm một số chi tiết, hiệu chỉnh và cho phép đăng bài viết này về bạn.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

8 món quà vô giá


          8 món quà vô giá
          Đó là những món không mất tiền mua mà bạn có thể dành tặng cho mọi người chung quanh.

         1. Sự lắng nghe:
Khi bạn thực sự lắng nghe, bạn chú ý, không ngắt ngang, không mơ màng, chỉ lắng nghe để cảm nhận và thấu hiểu. Đó là món quà vô giá thứ nhất bạn có thể dành cho người khác đặc biệt là những người thân yêu của mình.
          2. Sự trìu mến:
Hãy thể hiện sự trìu mến với những người thân yêu bằng những lời nói ân cần và cử chỉ trìu mến, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu.
          3. Sự vui tươi:
      Hãy cắt biếm họa, chia sẻ những mẩu chuyện cười và những tin vui cho các cộng sự và người thân. Họ sẽ hiểu và cảm nhận rằng bạn luôn muốn chia sẻ niềm vui và do đó họ sẽ dành cho bạn những điều to lớn hơn.
          4. Món quà từ những mẩu giấy viết tay:
      Hãy viết ra từ những lời chân thật, dù rất ngắn, nó có sức mạnh phi thường đấy, dù nó là dòng chữ “cảm ơn bạn đã giúp đỡ tôi” hay “xin lỗi vì mình đã quá nóng với bạn”. Hay thậm chí một bài thơ hay một lời khuyên đẹp. Chính những điều nho nhỏ đó, có thể đi suốt cuộc đời ta.
          5. Sự khen ngợi:
      Sự ngợi khen thật lòng có sức mạnh không ngờ, đó có thể là “chiếc áo đỏ thật tuyệt với bạn” hay “một bữa ăn rất ngon” có thể đem lại niềm vui cho người khác suốt cả ngày.
          6. Sự giúp đỡ:
      Mỗi ngày hãy chủ động làm một vài điều tử tế, bạn sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ và nhẹ nhàng.
          7. Sự yên tĩnh:
      Hãy luôn nhạy cảm về điều này và để sự yên tĩnh cần thiết cho người khác cũng như có những lúc bạn cần sự yên tĩnh ấy.
          8. Sự thân thiện:
      Hãy vui vẻ nói “Xin chào”, “Hi”, “Hello”, “Bạn khỏe không? Mọi việc ổn chứ”… điều thật dễ dàng nhưng sẽ đọng lại hình ảnh tốt của bạn nơi người thân.
ST.
         Những điều thật đơn giản và không phải tìm ở đâu cả....nó ở ngay trong lòng mỗi một người chúng ta. Vấn đề là hãy thấy và biết nó đang ở đâu trong lòng bạn và áp dụng nó đúng thời điểm. Có thể bạn sẽ tạo được an lạc cho mọi người và ngay cho chính bản thân bạn. Nhưng trước hết là sự chân thành và trân trọng mọi người....

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

5 bài học rất cần trong cuộc sống


        
        
          5 BÀI HỌC RẤT CẦN TRONG CUỘC SỐNG.
          1. BÀI HỌC VỀ SỰ QUAN TÂM
          Trong tháng thứ 2 của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp. Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”.
          Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!   Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ?
          Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.
          Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
         Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy.

          2. BÀI HỌC VỀ SỰ GIÚP ĐỠ
          Hãy yêu thương, hạnh phúc sẽ đến
          Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe.
          Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe. (Mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai.
         Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa. Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái tivi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: “Cảm ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà.”
Cuối thư là dòng chữ: “Chân thành – Bà Nat King Cole”.

          3. BÀI HỌC VỀ LÒNG BIẾT ƠN
         Ồ, đây là món kem mình thích nhất!
         Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim – tên của cậu bé – sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.
          Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.
         Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi – Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.

          4. BÀI HỌC VỀ SỰ TỰ GIÁC VÀ TRÁCH NHIỆM
          Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.
          Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
          Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”. Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.
          Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.

          5. BÀI HỌC VỀ SỰ HY SINH
          Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz – cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo.
          Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát cậu bé đã trả lời rằng: “Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”.
          Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu. Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?”. Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta đã nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay cô.
         Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh…
          Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.
-ST-

Đừng


Đừng

 1-Đừng để nhìn thấy 1 nụ cười rồi mới cười lại.
 2-Đừng đợi đến khi được yêu thương mới yêu thương lại.
 3-Đừng đợi đến khi cô đơn mới nhận ra giá trị của tin nhắn.
 4-Đừng đợi đến khi có 1 công việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm.
 5-Đừng để có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút.
 6-Đừng để đến khi làm người khác buồn rồi mới xin lỗi.
 7-Ðừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh bản thân mình với người khác. Mỗi chúng ta là một con người khác nhau và đều có những giá trị khác nhau.
8-Ðừng mãi mê theo đuổi những mục tiêu mà người khác cho là quan trọng, vì chỉ có bạn mới hiểu rõ những mục tiêu nào là tốt cho mình.
9-Ðừng ngại học hỏi. Kiến thức là một tài sản vô hình và sẽ là hành trang vô giá theo bạn suốt cuộc đời.
10-Ðừng ngại mạo hiểm để làm những điều tốt. Ít nhất bạn cũng học được cách sống dũng cảm với những lần mạo hiểm.
11-Ðừng nên phí phạm thời gian hoặc những lời nói thiếu suy nghĩ. Cả hai thứ ấy một khi đã qua đi hay thốt ra thì không thể nào bắt lại được.
12-Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.
13-Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi.
14-Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình, chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.
15-Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại, chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ "giàu có" trong cuộc sống của mình.
16-Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.
17-Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.
18-Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.
19-Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.
20-Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho.
21-Đừng ngần ngại thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo.
22-Đừng e dè đối mặt thử thách. Chỉ khi thử sức mình, bạn mới học được can đảm.
23-Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến chỉ vì bạn nghĩ không thể nào tìm ra nó. Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.
24-Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu.
25-Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.
26-Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dễ dàng.
27-Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại.
28-Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.
29-Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống.
30-Đừng quên tìm cho mình một người bạn thực sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời.

         Và cuối cùng
31-Đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.

          Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá...

         Hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận được thật nhiều. Gửi thông điệp này đến những người mà bạn yêu quý. Và đừng quên gửi lại cho tôi nếu tôi vẫn là 1 người bạn của bạn. Bạn nhận được tin nhắn này….thì hãy cười đi nhé! Vì ít nhất đâu đó quanh đây…có một người nhớ bạn

Muối



         Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già.
         Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú hơn gì.
         Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe, rôì đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
         - Con cho thìa muối này hòa vào cốc nước, rồi uống thử đi
         Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử, cốc nước mặn chát.
         Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước.
         - Bây giờ con nếm thử nước ở trong hồ đi!
         - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
         Người thầy chậm rãi nói:
         - Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn nó giống như thìa muối này thôi. Nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước, thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho bản thân mình!

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Điều không thể lý giải


    

          Điều không thể lý giải
          Có những khoảnh khắc mà trong đó sự hòa hợp, thiêng liêng hầu như tuyệt đối khi 2 con người cùng hòa nhập vào một trạng thái, một không gian, một nổi khắc khoải về nhau như cuộc hành trình vô biên để kiếm tìm lẫn nhau và chỉ gặp gỡ khi cùng chung nổi da diết, nhức nhối về nhau.
          Chính lúc đó mới nhận ra mình đang ngụp lặn trong sự cô đơn của chính mình và cảm nhận được cái ấm áp, mơn man tận gốc rễ của tâm hồn, mới cảm thấy trong đời, sao lại cần tiếng vang vọng của người từ đâu đó trong sâu thẳm, từ đâu đó trong tiềm thức mênh mông sương khói.
          Đời sống trôi xuôi theo dòng thời gian, đâu là những gì còn lại trong ý thức, đâu là những gì còn sót lại trong tiềm thức xa xưa của một thời ?
          Ý thức luôn rạch ròi, tính toán, phân biệt, luôn vạch ra con đường trong suốt cuộc đời mà mỗi người phải đi qua và rồi từng lúc thay đổi để phù hợp với cách sống và suy nghĩ của mỗi người.
          Tuy vậy, đôi khi ý thức cũng sai lầm và cũng chỉ nhận được sai lầm này khi thời gian tiếp tục trôi qua, nếu thời gian không trôi qua ý thức cũng không hề thấy rằng mình đã sai lầm.
         Tiềm thức và vô thức lại định hướng những cảm xúc của một người theo chiều hướng của tình cảm hoặc bản năng, hoặc cho hoặc nhận, hoặc thương hoặc ghét dựa trên những tình cảm thu nhận từ cái thuở nào đó không hề phai mờ trước những thay đổi của thời gian.
        Từ lúc chưa có sự xáo trộn của ý thức, tiềm thức đã ghi nhận được những rung cảm nhiều cung bậc của hỉ, nộ, ái, ố ...mà không có được câu trả lời thỏa đáng. Vì sao lại xảy ra những cảm xúc, những rung động khó hiểu như vậy ?
        Ý thức nhìn bằng mắt, phân tích bằng suy nghĩ.
        Vô thức cảm nhận bằng trái tim và không hề tính toán so đo.
        Ý thức nếu còn đọng sót lại, một ngày nào đó sẽ trở thành vô thức, vô thức được nuôi dưỡng qua thời gian dần trở thành tiềm thức sâu xa, bất tận, không thể bứt rời ra khỏi đời sống của một người.
        Nên một khi bỗng bàng hoàng ngây ngất trước một cảnh tượng nào đó hoặc một người nào đó - là chính tiềm thức đã tìm được cho mình hình ảnh yêu thương quen thuộc mà mình đã nuối nấng bao năm, mà không hề hay biết tại sao mình nuôi dưỡng hay thương yêu.
         Có thể nói tiềm thức sống lại hay tìm được cho mình những máu thịt mà mình đã để quên đâu đó từ lâu để rồi ôm ấp, quý giá.
         Không thể lý giải được điều gì cả và cũng không cần lý giải gì nữa.
         Phải chăng tiềm thức "mù quáng"...? chỉ biết đi theo tiếng vọng của trái tim hay tiềm thức "ngộ nhận" để không thấy rõ bản chất diện mục của sự việc. Cũng có thể như vậy, nhưng rồi những gì chắt lọc qua bao nhiêu năm chắc hẳn là những "tinh chất" còn lại và cũng qua thời gian ý thức nhận ra rằng những gì tiềm thức nuôi dưỡng chắt chiu là có lý do riêng của nó và những gì còn sót lại của thời gian đều vô cùng quý giá.
        Tiềm thức của hai người là tiềm thức của nhau, là nơi gặp gỡ thật vô tình cùa một người nào đó trong một quãng đời nào đó, bất chợt nhìn nhận ra nhau và rồi cũng nhẹ nhàng thanh thoát ghi nhận lại những khoảnh khắc, những cảm xúc ngắn ngủi để rồi ôm ấp, nuôi dưỡng nó hằng bao nhiêu năm.
       Và nếu nói rằng tiềm thức, chắc hẳn đó là những vết khắc đậm đà, khó phai.
       Thực tế đôi khi là bão giông của cuộc đời, lúc mạnh lúc yếu, chợt đến chợt đi, lay động mọi thứ, thay đổi mọi thứ, nhưng gốc rễ của tiềm thức - cho dù là sương khói mong manh, cho dù là một góc nào đó của tâm hồn vẫn là lòng yêu thương và là thế giới riêng của chỉ vài người trong cuộc đời.
      Thật xa mà cũng thật gần.
      Có lý giải được không những điều không thể lý giải !

Lê Bính - 08-2016.

Tản mạn về Huế của tôi.



         Tản mạn về Huế của tôi.
         Người Huế xa quê, xa Huế đều "nặng lòng với Huế", vì một thời mang trong lòng cái nôi của bản chất, cái tổ ấm mộng mơ của thời mới lớn, của cái tuổi "tập tò" học yêu, của những lúc trái tim rộn ràng vì một bông hồng không tên chưa hề chạm mặt, chạm tay....
        Thế đó, cho dù họ đi đến đâu cùng trời cuối đất, cái bản sắc thâm trầm sâu sắc, cái chất lặng im "yêu mà không dám tỏ" của họ, cái chất "mắm ruốc" của "dân trèo đèo" không bao giờ phai mờ trong họ và có lẽ cái bông hồng với chút gai nhọn mà họ đã lở chạm tay vào 1 lần, sẽ khó xa rời khỏi tâm trí của họ.
          Có một người cũng "nặng lòng" một cách khó hiểu khi mang trong lòng Huế của riêng mình. Đi đâu về đâu cũng "đau đáu" về một phương, hình như đã gởi gắm cả phần hồn về cho Huế, chỉ thấy nơi ấy là quê hương ruột thịt; là nơi êm đềm, đằm thắm; là nơi bắt đầu và cũng là nơi chấm hết của một cuộc đời; là nơi xứng đáng để mình "nặng lòng" mà không hề nuối tiếc. 
         Cho dù Huế bây giờ chắc đã khác xưa, có quá nhiều vết sẹo của thời gian, của chiến cuộc với biết bao thăng trầm dời đổi làm Huế phải thay da đổi thịt thậm chí thay đổi phần nào bản sắc của Huế xưa.
          Thế nhưng, trong lòng tôi lúc nào cũng nuôi dưỡng một Huế vẫn như xưa, dịu dàng, e ấp, kín đáo, thầm lặng bên dòng Hương giang.
         Vậy đó, thực tại thay đổi nhưng trong lòng vẫn không thay đổi. Cái "cố chấp cố hữu" của tôi là thấy cái thay đổi của Huế nhưng vẫn không thay đổi được cách nhìn về cái thay đổi đó, vẫn nghĩ Huế vẫn là Huế của ngày xưa, vẫn mang Huế trong lòng, đa đoan thầm lặng một bóng hình. Để rồi có lúc thấy nhức nhối về những thay đổi, những vết sẹo mới vẫn in hằn trên Huế.
         Có người tự hỏi phải chăng dòng sông sẽ khác với con suối khởi nguồn cho dù chung một dòng chảy ? Nước ngọt ở đầu suối nhưng sẽ mặn dần khi con sông  ra biển ? Cũng chỉ là nước thôi, tuy vậy theo dòng thời gian, nước sẽ mang thêm trong lòng vị mặn ngọt-chua chát của số phận.
         Tuy vậy, tất cả những thứ này đều là những rong rêu đeo bám tạm thời chứ không phải mình là nước mặn, nước chua.
         Hương giang vẫn là "dòng suối" như độ nào và Huế vẫn đôn hậu, hiền hòa của Huế xưa.

Lê Bính - 27-08-2016.

Ý nghĩa các loài hoa



Hoa Anh đào    Tâm hồn bạn rất đẹp
Hoa Anh thảo    Sự thiếu tự tin
Hoa Anh thảo muộn    Tình yêu thầm lặng
Hoa Bách Hợp    Sự thanh khiết
Hoa Bất tử    Dù có điều gì xảy ra đi nữa, hãy tin rằng tình yêu của chúng ta là bất diệt
Hoa Bồ công anh    Lời tiên tri
Hoa Bụi đường    Sự thờ ơ, lanh lùng
Hoa Calla (Lan Ý)    Sắc đẹp lộng lẫy
Hoa Cẩm chướng    Sao bạn lại vô tình,thờ ơ đến thế
Hoa Cẩm chướng râu    Lòng can đảm – Sự tài trí
Hoa Cẩm chướng sẫm    Lòng tự trọng , danh dự
Hoa Cẩm Nhung    Tôi mến bạn lắm!
Hoa Cỏ chân ngỗng    Bị bỏ rơi
Hoa Cúc trắng    Lòng cao thượng – sự chân thực, ngây thơ, trong trắng
Hoa Cúc tây    Chín chắn – tình yêu muôn màu
Hoa Cúc đại đóa    Lạc quan và niềm vui. I’m happy ^_^
Hoa Cúc tím (thạch thảo)    Sự lưu luyến khi chia tay
Hoa Cúc vàng    Lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan
Hoa Cúc vạn thọ    Sự đau buồn – nổi thất vọng
Hoa Cúc zinnia    Nhơ đến bạn bè xa vắng
Hoa Dạ lan hương    Sự vui chơi
Hoa Đồng thảo    Tính khiêm nhường
Hoa Đồng tiền    Niềm tin tưởng, sự sôi nổi
Hoa Forget me not (lưu ly)    Xin đừng quên em
Hoa Huệ    Sự trong sạch và thanh cao
Hoa Huệ tây    Sự thanh khiết
Hoa Huệ thung    Sự trở về của hạnh phúc
Hoa Hướng dương    Niềm tin và hy vọng. Anh chỉ biết duy nhất có em
Hoa Hải đường    Chúng ta hãy giữ tình bạn thân thiết
Hoa Hạnh đào    Thầm lặng, mòn mỏi
Hoa Hồng    Thể hiện tình yêu bất diệt
Hoa Hồng baby    Tình yêu ban đầu
Hoa Hồng bạch    Em ngây thơ duyên dáng và dịu dàng
Hoa Hồng nhung    Tình yêu say đắm và nồng nhiệt
Hoa Hồng vàng    Một tình yêu kiêu sa và rực rỡ ( Đôi khi mang ý nghĩa, mong muốn cắt đứt quan hệ )
Hoa Hồng đỏ    Tình yêu nồng nàn, tha thiết
Hoa Hồng phấn    Tôi yêu em theo cách đơn giản và đẹp đẽ
Hoa Hồng tỉ muội    Khi được tặng, nếu là bạn trai thì cần hiểu rằng : Bạn là 1 đứa em ngoan
Hoa Kim ngân    Lòng trung thành, tình yêu gắn bó
Hoa Lan    Tình yêu tha thiết ấp ủ trong tôi. Sự thành thật
Hoa Lay ơn    Cuộc họp vui vẻ và lời hẹn cho ngày mai
Hoa Lưu ly    Anh muốn hoàn toàn là của em
Hoa Lài    Tinh bạn ngát hương
Hoa Lý    Tình yêu thanh cao và trong sạch
Hoa Mai, hoa Đào    Một mùa xuân tràn trề ước mơ và hy vọng
Hoa Mimosa    Tình yêu mới chớm nở
Hoa Màu gà    Không có điều gì làm anh chán cả
Hoa Mao địa hoàng    Sự giả dối
Hoa Mười giờ    Hẹn em lúc 10 h
Hoa Ngô    Sự dịu dàng, tế nhị
Hoa Nghệ tây    Sự vui mừng, tươi tắn
Hoa Ngàn hương vàng    Tôi đã có chồng hãy tha thứ
Hoa Pensée    Tôi rất nhớ bạn. Tỏ lòng mơ ước
Hoa Phù dung    Hồng nhan bạc phận
Hoa Phù dung    Tình yêu không bền
Hoa Phi Yến    Nhẹ nhàng, thanh thoát
Hoa Phong Lữ    Sự ưu ái
Hoa Quỳnh    Sự thanh khiết
Hoa Rẻ quạt    Sự ngớ ngẩn
Hoa Sen hồng    Hân hoan, tươi vui
Hoa Sen trắng    Cung kính, tôn nghiêm
Hoa Sen    Lòng độ lượng và từ bi bác ái
Hoa Sen cạn    Lòng yêu nước
Hoa sim    Bằng chính của tình yêu
Hoa Sơn trà    Anh nên dè dặt một chút
Hoa Táo    Sự hâm mộ, ưa chuộng
Hoa Táo gai    Niềm hy vọng
Hoa Thiên lý    Sự trong sạch, hiên ngang
Hoa Thuỷ tiên    Vương giả, thanh cao, kiêu hảnh
Hoa Thục quỳ    Sự thành công
Hoa Thược dược    Sự dịu dàng và nét thầm kín
Hoa ti gôn trắng    Bạn đã lỗi hẹn, lần sau đừng thế nữa nhé
Hoa ti gôn hồng    Tôi mong nhớ bạn, đau khổ vì không gặp khi đến thăm bạn.
Hoa Trà mi    Kiêu hảnh, coi thường tình yêu
Hoa Trà    Duyên dáng, cao thượng. Lòng can đảm
Hoa Trà trắng    Sự thanh khiết
Hoa Tường Vi hồng    Anh yêu em mãi mãi
Hoa Tường Vi vàng    Anh sung sướng được yêu em
Hoa Tường Vi    Anh đã bắt đầu yêu em
Hoa Tử đinh hương (Lilas)    Cảm thấy sao xuyến, phải chăng mình đã yêu rồi chăng
Hoa Tử Vi    Sự e ấp kín đáo
Hoa Vân anh    Khiếu thẩm mỹ
Hoa Violette (Chuông)  Hãy giữ kín tình yêu của chúng ta, đừng cho ai biết
ST.

Con vẹt xanh

         

          Lưu Tư Kinh, là con trai duy nhất của bà mẹ quả phụ nghèo sống ở miền quê thưa người, xa lắc. Anh quyết chí lên thành phố mưu cầu tiến thân để sống tốt và giúp được mẹ già nơi quê nhà. Công việc và những lo toan chẳng bao giờ dứt… Lòng đầy nhớ thương, nhưng chẳng về mà thăm mẹ cho được, dù tháng nào anh cũng dành tiền gửi đều đặn về cho bà… Nhưng có lần trong thư mẹ anh gửi: Con trai ơi… đã quên mẹ rồi sao… Anh đọc thư mà nước mắt lã chã.
          Rồi anh cũng đã tạm thu xếp mọi việc về quê thăm mẹ. Lòng tràn ngập hân hoan… Mẹ con lâu ngày gặp lại mừng mừng tủi tủi khôn xiết.
          Sờ nắn bờ vai con, người mẹ rưng rưng: Con ơi, mẹ nhớ con lắm…!
          Anh ôm lấy người mẹ dường như héo mòn đi qua năm tháng mà nhòa lệ: Mẹ ơi, con nhớ mẹ lắm…! Lần này con về mang cho mẹ Con Vẹt Xanh mua đắt tiền lắm, con đã nuôi dạy nó lâu… Khi con đi xa nó sẽ ở nhà bầu bạn với mẹ cho đỡ cô quạnh và mẹ cũng thấy con bên cạnh hàng ngày.
          Mẹ nghe chỉ bảo: Con tốn tiền đến vậy thật không thỏa đáng. Mẹ chỉ muốn thấy con hàng ngày…
          Anh bảo: Mẹ hãy kiên tâm, đến khi con tích lũy đủ tiền sẽ đón mẹ đi cùng.
          Ở nhà được vài ngày, Lưu Tư Kinh chia tay mẹ lên đường trở lại thành phố, lại lao vào làm ăn, phấn đấu. Mẹ già ở nhà một bóng. Con Vẹt Xanh bên cạnh bà, thỉnh thoảng nó lại cất tiếng: Mẹ ơi, con Lưu Tư Kinh đây, con nhớ mẹ lắm… Mẹ ơi, mẹ vất vả quá, nghỉ tay một chút đi mẹ… Mẹ ơi mẹ khỏe mạnh nhé… Bà cảm thấy vui vẻ và ấm lòng hơn rất nhiều. Bà thương quý Con Vẹt Xanh vô cùng, tắm rửa, chăm sóc cho nó, trò chuyện hàng ngày như với con trai mình vậy.
          Một năm, bà bị trọng bệnh, sau thời gian ngắn đã qua đời. Hàng xóm đã làm đám cho bà và tìm cách báo cho anh biết. Hẫng hụt, đau khổ, Lưu Tư Kinh dứt bỏ mọi công việc, ngay lập tức lên tàu xe trở về… Căn nhà trống không, vẫn còn mùi hương khói. Lọ tro của mẹ được đặt trên bàn hướng chính giữa. Anh nức nở thương xót mẹ và ân hận vô cùng đã không về chăm sóc và đưa được mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng.
           Mệt mỏi và suy sụp, anh ôm tấm ảnh mẹ vào lòng thiếp đi lúc nào không biết. Anh mơ thấy mẹ hiền đang ngôi khâu vá bên anh, mỉm cười, quạt cho anh ngủ, thoang thoảng bên tai anh tiếng nói: Con ơi, mẹ nhớ con lắm… Anh sung sướng muốn nhào vào ôm lấy mẹ! Choàng tỉnh, không có ai xung quanh cả, nhưng tiếng nói : Con ơi, con có khỏe không… Mẹ nhớ con lắm… vẫn từ như rất gần đây đấy vọng đến… Anh đi nhẹ gần đến ban công sát vườn. Tiếng nói phát ra từ đó.
         Dưới ánh nắng hoàng hôn cuối cùng chiếu qua kẽ lá. Anh nhận ra Con Vẹt Xanh đang đậu trên cành cây! Anh đỡ nó lên tay, nó lại hót : Con ơi, con khỏe không? Mẹ nhớ con lắm…
        Con Vẹt đã gầy và tả tơi đi quá nhiều. Lưu Tư Kinh ôm con Vẹt vào ngực mình nức nở: Mẹ ơi, con thương nhớ mẹ vô cùng…
          Ôi! Mẹ anh trước khi qua đời đã mở lồng thả Vẹt Xanh ra. Nhưng nó đã sống bầu bạn bên cạnh bà bao ngày, dường như thấu được tình cảm của Bà mà không bay đi, vẫn ở lại căn nhà nghèo trống trải này như đợi Lưu Tư Kinh trở về mà nhắn nhủ lời yêu thương của Bà với anh ấy…
          "Thiệu Bảo Kiện"

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Hoa vàng

 Hoa vàng
 
Vung tay
             giữa chốn giang hà
Vớt hư không rụng,
                     ta bà khói sương
Chuông chiều
                       buông vọng tứ phương
Gieo hoa vàng đậu
                   bên đường thiền sư.

LB-21516

Giọt nước có buồn không ?


          Có lần tôi được nghe một bài hát của Trịnh Công Sơn với những ý lạ, "Biển sóng đừng xô nhau, ta xô biển lại sóng về đâu? Biển sóng đừng xô ta, ta xô biển lại sóng nằm đau!"
          Ông kể, ông viết bài đó do cảm hứng khi nghe tụng câu kinh Bát Nhã "Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha."
          Ông giải thích ý mình, "Tuy là do cảm hứng bắt nguồn từ câu kinh, nhưng nó không nương tựa gì câu kinh cả.
          Tôi muốn nói, sống trong cuộc đời, ta đừng nuôi thù hận, đừng có ác ý trong cuộc tình. Đừng để trong tình thương có bóng dáng thù địch, của lòng sân hận. Sóng xô ta, ta xô lại sóng. Biết bao giờ mới đến được bờ bên kia của tịch lặng, của bình an!
"
           Ông nói về những cuộc tình, mà cuộc đời cũng thế, bạn có nghĩ vậy không? Vì cuộc đời cũng được làm bằng những mối liên hệ giữa ta với người chung quanh. Mà nếu mỗi lần "sóng xô ta" rồi "ta xô lại sóng", thì biết bao giờ biển khổ này mới được yên, tâm hồn này mới được tĩnh lặng phải không bạn!
          Tôi nghĩ sự tu tập trước hết là để đem lại cho ta một tấm lòng. Một tấm lòng, một con tim rộng lớn, không nhỏ nhen, không nghi kỵ, không xô đẩy nhau. Một tấm lòng không cô lập, không cố chấp.
          Một tấm lòng vững chãi và thảnh thơi có khả năng che chở và soi sáng ta giữa cuộc đời. Với tấm lòng rộng mở ấy, mọi khổ đau sẽ được chuyển hóa.
Trích "Lời kinh xưa buổi sáng này"
Nguyễn Duy Nhiên.

Hãy cảm ơn


- Hãy cảm ơn những gì bạn muốn mà không được.....vì nếu được, thì bạn sẽ không còn gì để mà mong đợi.
- Hãy cảm ơn khi bạn không biết về một điều gì đó......vì nó sẽ tạo cho bạn một cơ hội để tìm tòi, học hỏi.
- Hãy cảm ơn những giờ phút khó khăn....vì nhờ đó mà bạn trưởng thành.
- Hãy cảm ơn những nhược điểm của bạn.......vì chúng thách thức bạn cố hoàn thiện bản thân.
- Hãy cảm ơn những sai lầm của bạn.....vì nó là bài học dạy bạn những bài học có giá trị.
- Hãy cảm ơn những ngày gian khổ của bạn ....Để chúng trở thành những ân điển ngày sau.

Yêu và được yêu

- Ông ơi, yêu và được yêu, điều nào quan trọng hơn ?
- Theo ý của con, với con chim, thì chiếc cánh bên phải hay chiếc cánh bên trái là quan trọng hơn ?

Hoa đá

     
          Hoa đá
          Lạc trong vách đá hoa là
          Tương tư mấy cánh la đà bên nhau
          Dù cho cơn gió lao xao
          Che cho e ấp tìm qua bến bờ.
          Môi hồng thắm đỏ tình thơ
          Chờ trong tịch lặng ơ thờ thinh không.
LB-20516

Cái hiểu của hai thiên tài


          Cái hiểu của 02 thiên tài.
          Năm 1931, Albert Einstein được bạn là Charlie Chaplin (Charlot) mời đến Hollywood để dự buổi chiếu ra mắt cuốn phim City Lights. Sau đó, Einstein ngỏ lời khen Chaplin : ‘‘Ông diễn câm mà mọi người đều vỗ tay tán thưởng, quả thật tài tình’’. Chaplin dí dỏm trả lời : ‘‘Tôi được vỗ tay vì mọi người hiểu tôi, còn ông, ông được vỗ tay vì chẳng ai hiểu thuyết của ông’’.
(ST; hình : Vietscience2.free.fr.)
         
          Charles Spencer Chaplin (16 tháng 4 năm 1889 – 25 tháng 12 năm 1977), thường được biết đến với tên Charlie Chaplin (hay Vua hề Sác-lô) là một diễn viên, đạo diễn phim hài người Anh trở nên nổi tiếng trong kỷ nguyên phim câm. Chaplin trở thành một hình tượng toàn cầu thông qua nhân vật Tramp (Gã lang thang, hay còn có tên là Charlot trong tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và vài ngôn ngữ khác), thường được xem là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp điện ảnh. Sự nghiệp của ông kéo dài trên 75 năm, từ tuổi thơ trong kỷ nguyên Victoria cho đến một năm trước khi qua đời ở tuổi 88, đem lại nhiều lời tán dương cũng như tranh cãi.
         Tuổi thơ của Chaplin ở Luân Đôn cực kỳ khổ cực và nghèo đói, làm cho đường công danh về sau của ông trở thành "câu chuyện từ nghèo đói tới giàu sang kịch tính nhất từng được biết đến", theo người viết tiểu sử David Robinson. Cha mẹ ly thân năm ông 2 tuổi và cha bỏ mặc gia đình, để mẹ ông chật vật kiếm tiền, ông đã hai lần bị gửi vào trại tế bần trước khi lên 9. Năm Chaplin 14 tuổi mẹ ông phải vào trại tâm thần. Chaplin bắt đầu trình diễn khi còn nhỏ tuổi, lưu diễn ở các rạp hát và sau đó trở thành một diễn viên sân khấu, một nghệ sĩ hài. Ở tuổi 19 ông gia nhập công ty danh tiếng Fred Karno, và có chuyến đi đầu tiên tới Hoa Kỳ, nơi phát triển sự nghiệp của ông.
         Chaplin bắt đầu tham gia đóng phim, và trình làng với phim Making a Living (1914) của Keystone Studios. Chaplin sớm hình thành nhân vật Tramp và tạo nên một lượng người hâm mộ lớn. Ông trở thành đạo diễn cho các bộ phim mình đóng, và ngày càng thành thục trong vai trò này khi chuyển tới các tập đoàn Essanay, Mutual, và First National. Đến năm 1918, Chaplin đã trở thành một trong những nhân vật nổi danh nhất trên thế giới.
          Những bộ phim của ông thường đặc trưng bởi tính pha trò kết hợp với tính cảm động, thể hiện trong cuộc đấu tranh của Tramp chống lại sự thù địch bên ngoài. Năm 1972, như một phần của sự tái công nhận giá trị sự nghiệp của ông, Chaplin nhận giải Oscar danh dự cho "tác động không thể đo đếm được của ông trong việc đưa điện ảnh thành hình thức nghệ thuật của thế kỷ này".
          Ông tiếp tục được đánh giá cao tới tận ngày nay, với những tác phẩm như The Gold Rush, City Lights, Modern Times, và The Great Dictator được xếp vào danh sách những bộ phim xuất sắc nhất của mọi thời đại.

          Albert Einstein ( 14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng E = mc2 (được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới"),ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện". Công trình về hiệu ứng quang điện của ông có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
          Ông định cư tại Hoa Kỳ và chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 1940.
          Einstein làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey cho đến khi ông qua đời vào năm 1955.
          Einstein đã công bố hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài viết khác về những chủ đề khác nhau, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều cơ sở giáo dục đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ông được tạp chí Times gọi là "Con người của thế kỷ". Những thành tựu tri thức lớn lao của ông đã khiến tên gọi "Einstein" đã trở nên đồng nghĩa với từ thiên tài.
(vi.wikipedia.org)

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Ngày mới


         "Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
           Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.."
                                                                CBQ.
          Lang thang trên bờ biển khi tờ mờ sáng, nhẫn nha nhìn ngắm bóng nắng lên dần, nhìn trời, nhìn biển mông lung, tôi lại thấy những chiếc thuyền thúng con con của dân chài nơi đó.
          Là thứ gắn bó với họ hàng ngày, cũng là phương tiện giúp họ mưu sinh kiếm sống.
         Trừ những ngày mưa, tố, sóng to, gió lớn ...họ mới chịu gác chèo nằm nhà, còn thì ngày nào họ cũng bôn ba trên chiếc thúng nhỏ, giăng lưới quanh bờ để kiếm sống.
           Trên bờ, vợ hoặc các con nhỏ của họ đang ngóng mắt để chờ mẻ cá đầy bọng từ biển mang về.
           Ngày mới, ngày lên.....họ cũng lên thuyền và lặng lẽ ra biển từ sáng tinh mơ
           Lặng im với một thuyền, một lưới, một mái chèo....trên sóng nước lênh đênh bập bềnh...vui buồn theo con nước và mẻ cá vào bờ.
          Thế sự ư, nhân gian ư....? Họ nào có biết - hay có biết, có nghĩ đến chẳng qua chì là ngọn gió thoảng qua chẳng đọng lại chút gì trong tâm trí của họ.
          Đó là cuộc sống thực hàng ngày của họ, nó khác hẳn với đời sống náo nhiệt, ồn ã, ...bên ngoài - mà họ cho là mộng.
          Là 2 cảnh đời khác biệt, là 2 lối sống không thể cộng lại để chia 2 cho công bằng như là mây và nước, không thể trộn lẫn vào nhau được.
          Mây thì ở trên cao, còn nước vẫn là dưới thấp. Mộng là mộng lúc ngủ, thức tỉnh rồi không còn thấy mộng.
         Mộng và thực không thể sống chung cùng lúc. Mộng là mộng, thực là thực.
           Mộng - thực như là mây - nước.
         Tuy vậy vẫn có người đang mộng trong đời sống thực, sống mộng để quên đi những gì đang xảy ra chung quanh họ. Quên đi chứ không phải trốn chạy hay quay lưng với thực tế. Lên rừng với chút khói sương, xuống biển với chiếc thuyền con con.
          Mây là nước - nước cũng là mây. Thực là mộng - mộng kia cũng là thực.
           Lê Bính - 19-08-2016.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Về một người bạn

          Có nhiều lần bạn bè hỏi tôi sao lại thích chơi với người "mù" hay là "người không thấy đường"....đại loại là người khiếm thị không còn nhìn thấy gì hết. Có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải một bệnh gì đó và mất hẳn thị lực.
          Tôi chỉ cười ....
          Họ có thế giới riêng của họ, thế giới chỉ có độc nhất một màu đen. Nhìn đâu cũng chỉ màu đen.....đen nhưng không tối.
          Nhưng cũng vì không thấy gì - nên họ dùng cái tâm, cái lòng của họ để nhìn đời, dùng 4 giác quan còn lại để cảm nhận đời, cảm nhận những gì xảy ra chung quanh họ.
          Họ đối xử với ai cũng bằng cái tâm, cái bụng chứ không phải đối xử với đời qua cái nhìn, cái nhận của con mắt. Họ không cần cái vẽ bề ngoài hào nhoáng, họ cũng chẳng cảm nhận cái đẹp bề ngoài.
          Cảm nhận bằng cái tâm, đối xử bằng cảm xúc.
          Anh bạn khiếm thị của tôi, có quá nhiều cái hay mà chính tôi cũng phải nể phục....
           Đàn guitar ...đủ bài ....bài gì cũng nằm trong cái đầu nhỏ nhoi của anh...có thể quên 1 chút ...nhưng nhắc thì nhớ liền....nhạc thì đủ loại, từ trữ tình lãng mạn đến nhạc sến, nhạc xưa, nhạc nay, thậm chí cả đờn cải lương cũng rất tốt......thích tập trung bạn bè ....nhậu chút chút và ca hát.
           Xài cell phone đàng hoàng nhưng không bao giờ lưu số của bạn trong phone (có đọc được đâu mà lưu !)....vì trong đầu của anh đã nhớ đến hơn 100 số phone của bạn bè ....cần hỏi số phone của ai là anh đọc ra vanh vách...
           Gặp mặt, anh chỉ cần cầm tay của là biết mình mập ra 1 chút hay ốm đi 1 chút, có chuyện gì lo buồn ư ? có lẽ đúng thế.
           Đường đi từ chổ nào đến chổ nào cũng biết....từ ngã ba đến nhà tôi bao nhiêu bước, dừng lại là đến nhà ....hay thiệt.
            Có lúc nào chúng ta để ý đến điều này không ?
            Bạn có thích chụp hình cho mình không ? Để nhìn mình một chút coi còn phong độ, có tròn hay méo, có mập hay ốm ...không ? có người cũng ngại chụp hình của mình lắm. Anh ta, dù không nhìn thấy, nhưng hễ ai nói tới chuyện chụp hình lưu niệm thì "khoái chí" lắm ...sửa soạn tóc tai, áo quần, cười tươi tắn để cho thiên hạ chụp và thiên hạ coi luôn. Vậy mà cũng thích chụp hình.
           Có lần tôi đã "chụp lén" anh ta, về nhà phóng to lên, lồng khung tặng anh, anh mân mê cầm khung hình tôi tặng và nhờ người treo lên một chổ trong nhà....lúc qua lại vẫn ngước mắt lên, nhìn vào khoảng đen trước mặt để hình dung ra hình của mình đang treo trên ấy.
           Một điều nữa....là đã hơn 55 năm cuộc đời, anh ta chỉ bệnh vài lần....hãn hữu mới uống vài viên thuốc....thường lúc bệnh anh chỉ cần thiền định, ngồi kiết già, yên tĩnh vài ba giờ buổi chiều hoặc tối...bệnh sẽ qua. Lần bệnh gần đây nhất anh đã ngồi thiền định suốt đêm...sáng hôm sau gặp lại anh đã "tỉnh queo" !
            Mình nghề y chỉ hăm hở muốn anh ta uống vài viên thuốc, thế mà hôm sau với anh ta tôi thành thất nghiệp.
            Hiện nay, anh vẫn đang mở lớp dạy guitar cho nhiều người trong đó có mấy em khiếm thị...thời gian còn lại anh chơi nhạc cho CLB, các tụ điểm, tại các chùa,....và rãnh thì tập trung bạn bè.
           Có lẽ tôi phải xin lổi anh vì viết bài này mà không hỏi ý kiến anh trước, tuy vậy tôi biết anh sẽ cười "hì hì" khi tôi đọc bài này cho anh nghe...và chắc tôi phải in một bản để anh cất vào tủ kỷ niệm của anh.
Mong anh khỏe.
Lê Bính - 15-08-2016.

Vai diễn cuối cùng


          Có một diễn viên già đã về hưu, sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp I trường làng.
            Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng.
           Ở đó, chiều nào ông cũng thấy một cậu bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.
            Cậu bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Cậu bé vụt đứng dậy và háo hức đưa tay vẫy với hy vọng mong manh rằng có một hành khách nào đó vẫy lại chú.
           Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường - chẳng ai để ý vẫy lại cậu bé không quen biết.
            Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy cậu bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại.
           Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."
           Và một ngày kia, người em thấy ông anh diễn viên giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi.  Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên.
           Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: "Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."
           Tàu đi ngang qua thung lũng có cậu bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại cậu bé. Ông thấy cậu bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
           Con tàu đi xa, người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không lời thoại, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho cậu bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và cậu bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

Ký ức về Đại quãng diễn Quốc học năm 1973.

         
          Nhân clip của bạn Trương Văn Hải (Quốc học 1967-1974) và Thầy Nguyễn Phú Phụng khi nhớ về "Đại quãng diễn" (ĐQD) của trường Quốc học Huế được tổ chức vào ngày 26-12-1973, mình ghi lại một ít kỷ niệm về Đại quãng diễn này.
           Trong ký ức của một học sinh Quốc học vào thời đó, mình nghĩ chắc không ai có thể quên được sinh hoạt này của trường.
           Ý tưởng về việc tổ chức ĐQD, theo mình nhớ là do Thầy Phan khắc Tuân (Hiệu trưởng), thầy Châu văn Tăng (Thầy dạy Sử-Địa - mất năm 2001), cùng tập thể giáo viên của trường và được manh nha từ đầu hè.
           Nên vào đầu năm học 1973-1974, các Thầy đã giao đề tài cho từng lớp chuẩn bị từ tháng 10, dự kiến cho đến cuối tháng 12-1973, chính thức thực hiện cuộc ĐQD này.
           Đề tài được giao cho từng lớp chuẩn bị với phương châm là tự túc hoàn toàn, tự suy nghĩ, tự sắp xếp từ dụng cụ cho đến việc tổ chức hình thức phù hợp.
           Đề tài mà các thầy đã chọn để giao cho lớp rất phong phú và đa dạng, từ sự phát triển của nòi giống (Lạc Long quân-Âu Cơ, 1 trứng nở trăm con, vua Hùng, sự tích bánh dầy-bánh chưng, hai Bà Trưng, Bà Triệu, chiến thắng của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, các dân tộc ít người...),cho đến các đề tài ngoài nước như quý tộc Ấn độ, Tôn ngộ không thỉnh kinh, ban nhạc nước ngoài kỳ quái ...khó nhất là mấy đề tài trong thơ văn, thật mơ hồ, khó mà diễn tả bằng hình tượng như câu ca dao "Hỡi cô tát nước bên đường, sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi, Vinh quy bái tổ.....
           Đề tài của lớp mình lúc đó là Lạc Long quân-Âu Cơ và một trứng nở trăm con.
           Quả thật là một đề tài khá hóc búa, lớp mình chỉ có gần 40 anh em, làm sao có đủ 100 con đây ? Mình nhớ lúc đó Nguyễn Thông là lớp trưởng xông xáo hỏi thầy Hoàng đức Thạc (Giáo viên hướng dẫn lớp) ...và được thầy "điều động" cho 2 lớp Sáu làm 100 con cho vua Lạc và bà Âu cơ. Nên đã có có được "100 con", giải quyết được một "cái búa hóc".
           Cái hóc búa tiếp theo là áo quần trang phục ! Làm sao phải ăn mặc giống như người thời đó...hơn nữa không chỉ lo áo quần cho lớp...đàn anh tụi mình phải lo luôn trang phục cho 2 lớp Sáu làm con nữa để cho phù hợp với cha Lạc, mẹ Âu.
           Cả lớp túm tụm, bàn ra tính vào về cái chuyện áo quần...cuối cùng bật ra được ý tưởng là lấy bao bố đựng gạo (loại 100kg) cắt may theo kích cở từng người và dùng sơn "vẽ rồng vẽ rắn" lên đó làm sao cho giống áo quần được làm bằng da thú. Quần thì chỉ đến nữa gối, còn 2 ống quyển để trần...!(cho đẹp mà !)
           Nhưng than ôi, áo quần thì được rồi nhưng ĐQD lại tổ chức vào mùa Đông, mưa phùn, gió rét ở xứ Huế lạnh căm người, với cái áo phong phanh quấn quanh người như rứa thì chỉ đi nữa đường đã thâm tím người vì lạnh...làm răng đây ? Áo quần không thể thay đổi, thời tiết thì phải chịu, ĐQD phải tham gia,,...Ồ mà... "thân trai ngại gì giá rét" nên có lòi tay, lòi chân một chút, chịu lạnh mấy chút cũng không sao....tuy vậy phải nhờ tổ hậu cần của lớp nấu trà gừng tiếp tế để uống trên đường chống lại phần nào cái lạnh xứ Huế.
           Cả lớp tập trung tại nhà Ngô thiện Nhân (đầu đường lên dốc Nam giao cạnh cầu Bến Ngự) để làm dụng cụ cho đề tài này, lớp mình làm 01 cái trứng lớn bằng tre và dán giấy bên ngoài trông như trứng thật; 2 cái kiệu ...một cho vua Lạc long quân và một cho bà Âu cơ. Làm mệt thì chạy lên quán không tên cạnh cầu Bến Ngự của M.L. (nữ Đồng Khánh) vừa uống cafe vừa "ngắm" cô chủ cho bớt mệt....xong về làm tiếp. Cứ như thế lớp tập trung từng nhóm để hoàn thành dần mọi phần việc.
           Lúc chọn ai để vào vai 2 nhân vật này, lớp cũng đã "ì xèo" tranh cải, một nhóm chọn Nguyễn Thông là lớp trưởng đóng vai Lạc Long quân vì Thông to con, mặt mũi "ngầu", có vẽ "chinh chiến" lắm, nếu so với vua Lạc chắc giống đến tám, chín phần (võ sư đai đen mà..!). Nhưng cũng vì to tê quá nên đứng trên cái kiệu làm vua để cho mấy thằng còm trong lớp gánh "vua Lạc Thông" quanh Huế một vòng chắc về thằng nào thằng nấy cũng xệ vai, lõng cốt hết.
            Nên chi lớp đã chọn Lương kim Bình, tướng tá nho sinh, trắng trẻo, nhìn bề ngoài chắc nhẹ hơn Nguyễn Thông nhiều, để cam tâm gánh vua này mà đi. Hơn nữa cũng có lý do là Lương Kim Bình đẹp trai chắc cũng dòng dõi con Hồng cháu Lạc mà.
           Bà Âu Cơ, lúc đầu lớp chọn Trần kim Duy Tân vì cái mặt trái xoan, trắng hồng mà giả gái thì quả là đẹp gái. Có điều ốm quá, nhong nhỏng như cây tre, tướng tá đó làm sao mà đẻ 100 con được...tính tới tính lui lớp đã chọn Phạm bá Hùng vào vai bà Âu Cơ...và "Âu Cơ" Hùng cũng làm cho nhiều người "ngẩn ngơ"....
           Đại quãng diễn chính thức diễn ra vào ngày 26 tháng 12 năm 1973, trong không khí lành lạnh của mùa Đông Huế (sau lễ Giáng sinh 01 ngày), may mà trời không mưa. Trên đường đi thỉnh thoảng chỉ có mưa phùn lất phất nhè nhẹ.
           Phần đầu của ĐQD qua cầu Mới (cầu Phú xuân) đến cửa Thượng tứ mà đuôi của đoàn chưa ra khỏi trường cổng trường, học sinh các trường bạn...và người dân Huế đứng 2 bên đường để xem đoàn đi qua.
           Lớp tôi, thay phiên nhau gánh vua Lạc-bà Âu theo đoàn. Lương kim Bình (trong vai vua Lạc Long quân) đứng trên kiệu tay cầm cây giáo với vẽ uy nghi, hùng tráng, mạnh mẽ...tuy vậy có lúc cũng run người vì lạnh.
            Mấy thằng còm còn lại trong lớp cứ thay phiên nhau gánh kiệu đi chầm chậm theo đoàn, hễ thấy mệt hay đau vai lại thay nhau để gánh 2 cái kiệu.
           Cứ thế trong cái lạnh run người của mùa Đông Huế, đoàn đi qua các đường phố, 2 bên đường là ánh mắt chiêm ngưỡng của nhiều người, chắc có lẽ đây cũng là một sinh hoạt hiếm có từ trước đến nay, lại do một trường tổ chức.
           Vẫn chưa có chút nắng nào, trời vẫn sụt sùi nhưng chúng tôi chẳng thấy lạnh ....mà lại thấy trào dâng lòng tự hào vì mình là một thành viên, là một học sinh và may mắn được tham gia vào Đại quãng diễn này của trường.
           Đoàn về đến trường không xảy ra sự cố nào. Lớp chúng tôi tê người vì lạnh, mấy em lớp Sáu lại càng lạnh hơn nhưng đều rất vui vì đã hoàn thành đề tài của lớp trong ĐQD của trường.
            Vào cuối năm học 1973-1974, tôi được nghe mấy thầy bàn kế hoạch cho năm sau sẽ không làm ĐQD nữa mà sẽ tổ chức một khoa thi (thi hương, thi hội, thi đình) để sĩ tử lều chõng lên kinh (kinh thành Huế) dự thi theo một khoa thi của triều Nguyễn, dự kiến sẽ làm ở công viên dọc theo bia Quốc học và trước trường Đồng khánh. Nhưng vì nhiều lý do, tâm nguyện này không thực hiện được mãi cho đến sau này.
            Năm sau, trường Đồng khánh cũng theo mô hình ĐQD của trường Quốc học để tổ chức một sinh hoạt tương tự trong dịp Kỷ niệm của Trường và có nhờ "chuyên gia" làm voi của Quốc học sang trợ giúp làm con voi cho trường.
           Đại quãng diễn năm đó chắc hẳn gây được tiếng vang lớn trong lòng người dân Huế, ghi dấu ấn của trường Quốc học so với các trường khác trong khu vực vì những kỳ tích mà nó đạt được.
Là người con xa Huế, khi đắm chìm trong ký ức, nhớ về Huế một thời, tôi lại nhớ đến Thầy Cô, bạn bè Quốc học thân yêu và liên tưởng đến Đại quãng diễn này. Một đời học sinh đã qua, đã từng tham gia vào ĐQD 1973, tôi chưa từng thấy trường nào tổ chức một sinh hoạt "để đời" như trường Quốc học của tôi.
           Cảm ơn Thầy Phan khắc Tuân, Thầy Châu văn Tăng và tập thể giáo viên của trường Quốc học Huế (thời kỳ 1973) đã cho tôi được đóng góp vào một kỷ niệm của trường cũng như khắc ghi vào tâm khảm tôi qua Đại quãng diễn này, làm tôi không bao giờ quên được mái trường thân yêu một thời.
           Đã hơn 40 năm, trí nhớ cũng phai nhạt theo dòng thời gian, chắc hẳn có nhiều chi tiết chỉ còn nhớ mập mờ, mong các bạn trong lớp, trường bổ sung thêm cho kỷ niệm này của lớp mình.
Lê Bính - 12A4 (Quốc học 1974-1975).
26-04-2016
           P/S : Về lộ trình của Đại quãng diễn lúc đó, mình nhớ là từ trường đi dọc theo đường Lê Lợi, trường Đồng khánh, rẽ qua cầu Mới (cầu Phú xuân), Trần Hưng Đạo, vào cửa Thượng tứ, theo đường Thượng tứ (Đinh bộ Lĩnh nay đổi lại Đinh tiên Hoàng), Mai thúc Loan, ra cửa Đông ba, Phan đăng Lưu, Trần Hưng Đạo, qua cầu Trường tiền, Lê Lợi và về lại trường. Lộ trình này mình nhớ không rõ lắm nên không dám đưa vào bài viết, bạn nào còn nhớ bổ sung thêm cho mình. Cám ơn các bạn. Thân ái.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Giá trị


          Một nhà hùng biện nổi tiếng đã mỡ đầu buổi diễn thuyết của mình bằng cách giơ tờ 20 đôla lên và hỏi hơn 200 người tham dự rằng: "Ai muốn có tờ 20 đôla này?". Rất nhiều cánh tay giơ lên.
          Ông nói "Tôi sẽ đưa tờ 20 đôla này cho một người trong số các bạn nhưng đầu tiên hãy để tôi làm điều này đã...".
          Ông bắt đầu vò nát tờ 20 đôla và sau đó lại hỏi: "Ai vẫn muốn tờ tiền này?".
          Vẫn có những cánh tay xung phong."Được... Vậy nếu tôi làm thế này thì sao?".
          Ông ném tờ 20 đôla xuống sàn, dùng giầy dẫm mạnh lên.
          Sau đó, ông nhặt nó lên. Bây giờ tờ 20 đôla đã nhàu nát và bẩn thỉu.
         "Nào, giờ thì còn ai muốn nó nữa không?", ông hỏi, vẫn có nhiều cánh tay giơ lên, chỉ giảm đi chút xíu so với ban đầu.
          "Các bạn thân mến, các bạn vừa được học một bài học về giá trị. Dù tôi có làm gì với đồng tiền này thì các bạn vẫn cần nó vì giá trị của nó vẫn không hề giảm sút. Nó vẫn có giá là 20 đôla.
          "Khỏe mạnh hay ốm yếu, thành công hay thất bại, đối với bạn bè, người thân, những người yêu mến bạn, bạn vẫn thật cần thiết.
           Giá trị của bạn là ở chính con người bạn.
          Bạn thật đặc biệt. Hãy luôn nhắc mình nhớ điều đó. Đừng ngồi đếm những nỗi buồn mà hãy thử đếm xem bao nhiêu lần bạn được hạnh phúc.
          "Chúng ta có thể bị đánh gục, bị vò xé, bị giày xéo trong bùn đen bởi những quyết định sai lầm, những tình huống "đen đủi" bất chợt hiện ra cản con đường khiến chúng ta cảm thấy dường như mình chẳng còn giá trị.
          Nhưng dù điều gì đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra, bạn hãy luôn nhớ rằng bản thân bạn thật đáng quý và giá trị ấy sẽ không bao giờ mất đi".
 
          Và hãy giữ cho những giá trị đừng bao giờ mất đi, bạn nhé.

Bức tranh đẹp nhất


         Một họa sĩ suốt đời mơ ước một bức tranh ĐẸP NHẤT TRẦN GIAN.
         Ông đến hỏi vị giáo sư để biết điều gì đẹp nhất.
          Vị giáo sư trả lời: "Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là NIỀM TIN, vì niềm tin nâng cao giá trị con người."
          Người họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: "TÌNH YÊU" là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ đang than khóc, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao quý, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu"
          Cuối cùng, người họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ mặt trận, khi được hỏi, người lính trả lời: "HÒA BÌNH là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp."
          Khi trở về nhà, người họa sĩ nhận ra NIỀM TIN trong ánh mắt các con, TÌNH YÊU trong cái hôn của người vợ.
          Chính những điều đó khiến tâm hồn ông ngập tràn HẠNH PHÚC và BÌNH AN.
          Bây giờ thì ông đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian.
          Sau khi tác phẩm của mình hoàn thành, người họa sĩ đặt tên cho bức tranh của mình là: "GIA ĐÌNH"

          Thật vậy, gia đình là nơi đầy ấp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết yêu, là ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng chung thủy.
          Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, niềm tin và lý tưởng sống.
          - Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ
          - Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng trở thành mỹ vị
          - Đó là nơi tiền bạc không quí bằng tình yêu
          - Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui và hạnh phúc.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Câu chuyện bát mì


          Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái.
          Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì".
          Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
          Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
          Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân.
          Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
          - Xin mời ngồi!
          Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
          - Có thể... cho tôi một… bát mì được không?
          Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
          - Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
          Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
          - Cho một bát mì.
          Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau.
          “Ngon quá” - thằng anh nói.
          - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
          Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng.
          Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
          - Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
          Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
          - Có thể… cho tôi một… bát mì được không?
          - Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!
          Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
          - Cho một bát mì.
          Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
          - Vâng, một bát mì!
          Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
          - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
          - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý. Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”
          Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
          - Thơm quá!
           - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
          - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
          Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
          - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
          Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

          Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về.
          Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”.
          Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.
          - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
          Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
          - Làm ơn nấu cho chúng tôi…hai bát mì được không?
          - Được chứ, mời ngồi bên này! Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì”
          - Vâng, hai bát mì. Có ngay.
          Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
          Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
          - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
           - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
          - Chuyện là thế này:  vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
          - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
          Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
           - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
          - Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
          - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
          - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
           - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
           - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
          - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
          Có thật thế không? Sau đó ra sao?
          - Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?”
          Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”.
          Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !”
          Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
          - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
          - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
          - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.”
          Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về.
          Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
          - Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
          Lại một năm nữa trôi qua. Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
          Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ. “Việc này có ý nghĩa như thế nào?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ.
          Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
          Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua. Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay.
          Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừngnăm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn…
          Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
          Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
          Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
          - Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
          Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây.     Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
          - Các vị… các vị là…
          Một trong hai thanh niên tiếp lời:
          -Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
          Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
          - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!     Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
          - Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
          Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
          - Có ngay. Ba bát mì.
          Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
          Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng : "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt." Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.