(Về một người Thầy - Giáo sư Nguyễn Châu - Trường Quốc học Huế)
Những năm đầu tiên cấp 3 trường Quốc học Huế, mỗi lần kháo chuyện với nhau bọn tôi đều nhăn mặt nhíu mày về cái môn Triết, một môn học mới toanh mà chỉ lên đến lớp 12 mới được học môn này và có những ý tưởng không tốt về Triết, nào là khô khan, khó học, khó nhớ, làm sao mà ăn điểm cho được. Trong khi chương trình còn nhiều môn mà tôi rất khoái như Toán, Hóa hay Lý, ngoài ra còn môn khoái khẩu của tôi là Sinh ngữ (năm lớp 12, tôi chuyển qua lớp Pháp văn).
Với cách nhìn nhận như vậy, tôi chẳng chút lạc quan nào khi bước vào buổi học đầu tiên của Thầy Nguyễn Châu với môn Triết mà tôi vẫn chưa thể chấp nhận nó là một môn mà tôi có thể "cày bừa" để đưa vào trí nhớ của mình.
Giờ đầu tiên của môn Triết là một ngày trời đổ sương mù thành từng cột bốc lên từ mặt nước sông Hương phía sau bia Quốc học, làm mờ cả cột kỳ đài cao vòi vọi bên kia sông. Mưa phùn bay lất phất, gió từng cơn mang theo cái heo may của lạnh. Mây mù giăng giăng, bầu trời xám xịt làm cho những hạt mưa phùn càng héo hắt. Mưa Huế, kèm theo cái lạnh gay người như lạnh từ trong bụng lạnh ra, thỉnh thoảng làm run cả người, làm hai hàm răng tự nhiên đánh vào nhau cầm cập.
Trời này mà tìm cái quán nào đó thân quen, ngắm nhìn từng mãng sương sa trên sông cho đến lúc tan đi khi mặt trời lên, nghe vài khúc nhạc, nhâm nhi ly cà phê nóng chắc là lý thú lắm, còn hơn là phải ngồi học môn Triết khô khan suốt hai giờ liền.
Cái suy nghĩ chán chường khi phải "nuốt" môn Triết và cái thú ngồi quán của tôi lúc đó đang quần xé nhau trong đầu, ngồi học thì không được nhâm nhi cà phê, ngắm sương sa; mà học gì chứ học triết thì cũng chán. Nhưng "cúp giờ" thì sợ bị phê bình, hơn nữa là giờ đầu tiên của Thầy không nên để Thầy có nhận xét không tốt về mình. Tôi lững chững bước vào lớp với tâm trạng não nề và tiếc cho chút cà phê trong thời tiết này.
Vào lớp Thầy chẳng cần điểm danh lớp như thường lệ, lên thẳng bảng và viết lên đó hai chữ "Khai thị" rất lớn chiếm gần hết diện tích cái bảng trước mặt tôi và nói rằng trước khi học và thâm nhập môn Triết này, Thầy cần khai thị cho tất cả mấy em để có nhìn nhận đúng hơn về những điều mình nhìn thấy.
Thầy nói trước kia, mấy em có mắt chỉ để nhìn nhưng chưa thấy, có miệng ăn nhưng chưa thưởng thức được, có tai nghe nhưng chưa thật hiểu về những gì người khác nói ..vv..vv... nghĩa là mấy em có ngũ quan nhưng chưa biết dùng nó cho đúng nghĩa của Triết, bây giờ Thầy sẽ khai thị cho mấy em để nhìn về Triết dưới con mắt của một triết gia.
Những điều Thầy giảng trong giờ học này quả thật là những điều trước đó chưa một ai nói đến, nhưng trong tôi, cái suy nghĩ, cái đầu của tôi vẫn đang bay bổng ngoài kia với mưa phùn, gió lạnh và sương sa trên sông bên hương cà phê bốc khói. Hơn nữa gặp tôi là "cái thằng" chuyên lang thang mỗi khi có mưa phùn bay bay trên phố để tận hưởng chút mưa, chút lạnh, chút co ro trong cái trời Đông của xứ Huế thì làm sao mà ngồi yên cho được.
Phòng học lớp tôi có hai cửa sổ lớn không có chấn song nhìn qua đường Nguyễn trường Tộ là trường Đồng Khánh - cũng có thiết kế phòng ốc tương tự như trường tôi. Ngoài cửa sổ là bãi cỏ hẹp chạy men theo tường rào ra tận phía sau trường.
Trong khi Thầy vẫn tiếp tục giảng về "khai thị", tôi viết mẫu giấy nhỏ chuyển qua cho mấy bạn ngồi cùng bàn đầu và rũ nhau "cúp giờ" đi uống cà phê ngắm sương sa trên sông. Đúng là "liều mạng" thiệt ! Vì lớp đã không điểm danh và vì mấy "chiến hữu" ngồi bên cũng có cùng ý tưởng như tôi, "Chí lớn gặp nhau" như "buồn ngủ gặp chiếu manh" nên bọn tôi tìm cách thoát khỏi lớp.
Sau phần khai thị, để giới thiệu về chữ Triết trong môn triết học của lớp 12, Thầy lên bảng viết chữ "Phi"(chữ Phi thường dùng trong Toán học), là chữ viết tắt của Philosophie, tiếng Pháp có nghĩa là Triết học.
Trong lúc Thầy đang quay lưng viết chữ Phi trên bảng, bốn thằng tôi ngồi chung bàn đầu gần cửa sổ chống tay bay vọt qua cửa sổ, hạ cánh xuống bãi cỏ ngoài phòng học, trong bụng vừa nói : "Thầy cho mấy em "phi" ra cửa sổ".
Từ đó, bọn chúng tôi lom khom men theo bãi cỏ đến cuối trường và theo cửa sau ra ngoài.
Trời vẫn mưa lất phất, chút gió lạnh làm co ro người đi, mặt trời vẫn còn đâu đó trong đám mây mù, từng mãnh sương vẫn đang vương vấn chưa tan trên sông.
Chúng tôi ngồi bên ly cà phê nóng hổi trong quán Gió - là một quán nằm ở góc cầu Mới nhìn ra sông Hương - ngắm nhìn từng đám sương bốc lên chầm chậm rồi hạ xuống làm mờ mặt nước trên sông cho đến lúc tan hẳn và chìm xuống mặt sông, nghe từng đoạn nhạc làm ray rứt lòng người, đắm mình trong những suy nghĩ vẫn vơ và những nhung nhớ vụng về của thời mới lớn.
Không hiểu tại sao lúc đó tôi lại rất thích ngắm cái cảnh từng đám sương sa trên sông vào mùa Đông Huế đến thế ? Đến nổi phải "cúp giờ" để có được phút giây như thế này.
Ngồi quán đến hết hai giờ học, chúng tôi vào lại lớp học và nhận được không ít lời "hăm dọa" của mấy bạn trong lớp nhất là "vị lớp trưởng đáng kính" của tôi.
Cũng phập phồng lo sợ, nhưng thôi chuyện đã "dĩ lở" rồi thì "bụng làm dạ chịu", bị trừ điểm hay hạ hạnh kiểm chắc cũng đáng ! Cho bỏ cái "thói liều mạng vì sương". Giờ Triết sau không biết Thầy có la mắng gì không ? mà có bị phạt thì cũng đáng đời, phải chịu thôi ! Không ca cẩm, than oán gì nữa ! Mặc dù không ai nói với ai điều gì cả nhưng tôi biết bốn đứa chúng tôi đều chấp nhận như thế.
Nhưng lạ thay, vào giờ sau của môn Triết, Thầy chẳng đề cập gì đến chuyện bốn đứa chúng tôi đã bay ra khỏi lớp sau lưng Thầy và trốn học hai giờ Triết. Chẳng lẽ nào Thầy không biết sau khi Thầy quay lại đã có một dãy bàn trống, mà trước đó vẫn còn bốn thằng học sinh của Thầy ngồi đó.
Điều lạ nữa là từ giờ Triết đó, chắc có lẽ Thầy cũng hiểu được ý nghĩ chưa chuẩn bị để dung nạp môn Triết của bọn tôi, nên từ tốn nói với bọn tôi là mấy em có thể học môn Triết của Thầy hoặc không cũng được nhưng phải làm sao cho có điểm môn triết để ghi vào học bạ và có đủ điều kiện công nhận cho năm lớp 12 - là năm quan trọng để mấy em vào Đại học.
Lạ hơn nữa là trong giờ triết, Thầy không cho ghi chép gì hết, chỉ cần nghe Thầy giảng và cố hiểu hoặc học thuộc ngay tại lớp những bài Thầy truyền đạt. Nếu chưa hiểu hoặc cần tìm hiểu về bài học chỉ cần tìm sách của Thầy và đọc thêm là được.
Còn nữa, trong hai giờ Triết, Thầy còn cho lớp một giờ để đưa ra một đề tài, bất luận về lĩnh vực gì, Thầy sẽ giải thích cho lớp hiểu về đề tài đó và chính thức học chỉ còn lại một giờ sau đó.
Thà là đánh tôi vài roi vào đít hoặc hạ hạnh kiểm thì tôi cũng không cảm thấy đau đớn và hối hận như thế ! Chính thái độ bao dung, vô chấp của Thầy làm tôi phải suy nghĩ lại hành động và thái độ của bọn tôi đối với Thầy, làm tôi suy nghĩ về một "triết gia" như Thầy đã khai thị cho tôi.
Kể từ đó tôi thay đổi nhiều trong cái nhìn của tôi đối với Thầy, đối với môn Triết, tôi thấy quá kính trọng và thương yêu một người thầy như thế, và điều quan trọng là từ đó tôi thấy yêu thích hơn môn Triết học trong đó có vô vàn kiến thức uyên bác của Thầy mà có lúc tôi đã không thể chấp nhận nó và lấy làm tiếc nuối vì đã bỏ mất hai giờ Triết đầu tiên của Thầy.
Cũng kể từ đó, tôi chuyên tâm chú mục vào tất cả giờ Triết của Thầy, về nhà tìm mua và đọc nhiều sách triết của Thầy viết về nhiều đề tài khác nhau và coi đó như một lời xin lổi chân thành gởi đến Thầy. Trong khi lùng sục tìm sách của Thầy tôi mới biết - thì ra Thầy - lúc bấy giờ được coi như là "một đại thụ" trong triết học của miền Trung vì những nghiên cứu và các đầu sách về triết học mà Thầy đã xuất bản trong đó có cả Triết Đông phương và Tây phương.
Sau này, tôi mới nhận thức được rằng chính những kiến thức uyên bác về triết học của Thầy đã giúp tôi hóa giải những điều mà trước đó - từ năm lớp 9- tôi đã từng có lúc bị "tẩu hỏa nhập ma" vì quá nhiều dòng tư tưởng, dòng triết trộn lẫn trong tôi lúc bấy giờ.
Bốn mươi năm sau, tình cờ bạn Huỳnh văn Khán, Trưởng Ban Liên lạc khối cựu học sinh Quốc học khóa 1968-1975 đã cho tôi một link trong trang Di sản Việt tại California, trong đó có Thầy Nguyễn Châu đã thuyết trình rất nhiều đề tài về văn hóa Việt. Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng vì được nhìn thấy Thầy vẫn còn khỏe mạnh, tráng kiện và nhất là những nội dung Thầy trình bày rất logic và phong phú.
Trong quảng thời gian các bạn đồng môn và Thầy Cô tổ chức Kỷ niệm 120 năm ngày thành lập trường (23/10/1896-23/10/2016), làm tôi nhớ đến một đoạn đời tốt đẹp mà tôi đã trải qua dưới mái trường Quốc học thân thương, nhớ đến công ơn của các Thầy Cô đã vun trồng kiến thức và ngay cả tư tưởng, cá tính để cho tôi thành người như hôm nay. Trong đó hình ảnh và bóng dáng của thầy Nguyễn Châu vẫn không phai mờ trong tôi.
LeBinh 04-11-2016.
Hình chụp : BS Nga Dang Thi.
NB: Các bạn thông cảm vì cái nghịch ngợm còn hơn "Ma, Quỷ" của chúng tôi lúc đó, vì Thầy NC rất hiền, gặp Thầy khác chắc "cái mông bị nát bét như tương" rồi và hơn hết là đừng bao giờ bắt chước như bọn tôi.
Mấy bạn cùng tôi bay qua cửa sổ trong giờ Triết đầu tiên, nếu đọc được bài này cho tôi biết thêm suy nghĩ của các bạn lúc đó nha.
Năm 1974, mình không nhớ quán cafe này có tên là Gió hay là Góp gió, nếu có nhớ các bạn bổ sung dùm, Cảm ơn.
Xin được "mượn" mấy hình của cô và Chân thành cảm ơn cô Nga Dang Thi vì loạt hình Huế mù sương của cô đã cho tôi ý tưởng để viết về kỷ niệm này. Thân ái.
Những năm đầu tiên cấp 3 trường Quốc học Huế, mỗi lần kháo chuyện với nhau bọn tôi đều nhăn mặt nhíu mày về cái môn Triết, một môn học mới toanh mà chỉ lên đến lớp 12 mới được học môn này và có những ý tưởng không tốt về Triết, nào là khô khan, khó học, khó nhớ, làm sao mà ăn điểm cho được. Trong khi chương trình còn nhiều môn mà tôi rất khoái như Toán, Hóa hay Lý, ngoài ra còn môn khoái khẩu của tôi là Sinh ngữ (năm lớp 12, tôi chuyển qua lớp Pháp văn).
Với cách nhìn nhận như vậy, tôi chẳng chút lạc quan nào khi bước vào buổi học đầu tiên của Thầy Nguyễn Châu với môn Triết mà tôi vẫn chưa thể chấp nhận nó là một môn mà tôi có thể "cày bừa" để đưa vào trí nhớ của mình.
Giờ đầu tiên của môn Triết là một ngày trời đổ sương mù thành từng cột bốc lên từ mặt nước sông Hương phía sau bia Quốc học, làm mờ cả cột kỳ đài cao vòi vọi bên kia sông. Mưa phùn bay lất phất, gió từng cơn mang theo cái heo may của lạnh. Mây mù giăng giăng, bầu trời xám xịt làm cho những hạt mưa phùn càng héo hắt. Mưa Huế, kèm theo cái lạnh gay người như lạnh từ trong bụng lạnh ra, thỉnh thoảng làm run cả người, làm hai hàm răng tự nhiên đánh vào nhau cầm cập.
Trời này mà tìm cái quán nào đó thân quen, ngắm nhìn từng mãng sương sa trên sông cho đến lúc tan đi khi mặt trời lên, nghe vài khúc nhạc, nhâm nhi ly cà phê nóng chắc là lý thú lắm, còn hơn là phải ngồi học môn Triết khô khan suốt hai giờ liền.
Cái suy nghĩ chán chường khi phải "nuốt" môn Triết và cái thú ngồi quán của tôi lúc đó đang quần xé nhau trong đầu, ngồi học thì không được nhâm nhi cà phê, ngắm sương sa; mà học gì chứ học triết thì cũng chán. Nhưng "cúp giờ" thì sợ bị phê bình, hơn nữa là giờ đầu tiên của Thầy không nên để Thầy có nhận xét không tốt về mình. Tôi lững chững bước vào lớp với tâm trạng não nề và tiếc cho chút cà phê trong thời tiết này.
Vào lớp Thầy chẳng cần điểm danh lớp như thường lệ, lên thẳng bảng và viết lên đó hai chữ "Khai thị" rất lớn chiếm gần hết diện tích cái bảng trước mặt tôi và nói rằng trước khi học và thâm nhập môn Triết này, Thầy cần khai thị cho tất cả mấy em để có nhìn nhận đúng hơn về những điều mình nhìn thấy.
Thầy nói trước kia, mấy em có mắt chỉ để nhìn nhưng chưa thấy, có miệng ăn nhưng chưa thưởng thức được, có tai nghe nhưng chưa thật hiểu về những gì người khác nói ..vv..vv... nghĩa là mấy em có ngũ quan nhưng chưa biết dùng nó cho đúng nghĩa của Triết, bây giờ Thầy sẽ khai thị cho mấy em để nhìn về Triết dưới con mắt của một triết gia.
Những điều Thầy giảng trong giờ học này quả thật là những điều trước đó chưa một ai nói đến, nhưng trong tôi, cái suy nghĩ, cái đầu của tôi vẫn đang bay bổng ngoài kia với mưa phùn, gió lạnh và sương sa trên sông bên hương cà phê bốc khói. Hơn nữa gặp tôi là "cái thằng" chuyên lang thang mỗi khi có mưa phùn bay bay trên phố để tận hưởng chút mưa, chút lạnh, chút co ro trong cái trời Đông của xứ Huế thì làm sao mà ngồi yên cho được.
Phòng học lớp tôi có hai cửa sổ lớn không có chấn song nhìn qua đường Nguyễn trường Tộ là trường Đồng Khánh - cũng có thiết kế phòng ốc tương tự như trường tôi. Ngoài cửa sổ là bãi cỏ hẹp chạy men theo tường rào ra tận phía sau trường.
Trong khi Thầy vẫn tiếp tục giảng về "khai thị", tôi viết mẫu giấy nhỏ chuyển qua cho mấy bạn ngồi cùng bàn đầu và rũ nhau "cúp giờ" đi uống cà phê ngắm sương sa trên sông. Đúng là "liều mạng" thiệt ! Vì lớp đã không điểm danh và vì mấy "chiến hữu" ngồi bên cũng có cùng ý tưởng như tôi, "Chí lớn gặp nhau" như "buồn ngủ gặp chiếu manh" nên bọn tôi tìm cách thoát khỏi lớp.
Sau phần khai thị, để giới thiệu về chữ Triết trong môn triết học của lớp 12, Thầy lên bảng viết chữ "Phi"(chữ Phi thường dùng trong Toán học), là chữ viết tắt của Philosophie, tiếng Pháp có nghĩa là Triết học.
Trong lúc Thầy đang quay lưng viết chữ Phi trên bảng, bốn thằng tôi ngồi chung bàn đầu gần cửa sổ chống tay bay vọt qua cửa sổ, hạ cánh xuống bãi cỏ ngoài phòng học, trong bụng vừa nói : "Thầy cho mấy em "phi" ra cửa sổ".
Từ đó, bọn chúng tôi lom khom men theo bãi cỏ đến cuối trường và theo cửa sau ra ngoài.
Trời vẫn mưa lất phất, chút gió lạnh làm co ro người đi, mặt trời vẫn còn đâu đó trong đám mây mù, từng mãnh sương vẫn đang vương vấn chưa tan trên sông.
Chúng tôi ngồi bên ly cà phê nóng hổi trong quán Gió - là một quán nằm ở góc cầu Mới nhìn ra sông Hương - ngắm nhìn từng đám sương bốc lên chầm chậm rồi hạ xuống làm mờ mặt nước trên sông cho đến lúc tan hẳn và chìm xuống mặt sông, nghe từng đoạn nhạc làm ray rứt lòng người, đắm mình trong những suy nghĩ vẫn vơ và những nhung nhớ vụng về của thời mới lớn.
Không hiểu tại sao lúc đó tôi lại rất thích ngắm cái cảnh từng đám sương sa trên sông vào mùa Đông Huế đến thế ? Đến nổi phải "cúp giờ" để có được phút giây như thế này.
Ngồi quán đến hết hai giờ học, chúng tôi vào lại lớp học và nhận được không ít lời "hăm dọa" của mấy bạn trong lớp nhất là "vị lớp trưởng đáng kính" của tôi.
Cũng phập phồng lo sợ, nhưng thôi chuyện đã "dĩ lở" rồi thì "bụng làm dạ chịu", bị trừ điểm hay hạ hạnh kiểm chắc cũng đáng ! Cho bỏ cái "thói liều mạng vì sương". Giờ Triết sau không biết Thầy có la mắng gì không ? mà có bị phạt thì cũng đáng đời, phải chịu thôi ! Không ca cẩm, than oán gì nữa ! Mặc dù không ai nói với ai điều gì cả nhưng tôi biết bốn đứa chúng tôi đều chấp nhận như thế.
Nhưng lạ thay, vào giờ sau của môn Triết, Thầy chẳng đề cập gì đến chuyện bốn đứa chúng tôi đã bay ra khỏi lớp sau lưng Thầy và trốn học hai giờ Triết. Chẳng lẽ nào Thầy không biết sau khi Thầy quay lại đã có một dãy bàn trống, mà trước đó vẫn còn bốn thằng học sinh của Thầy ngồi đó.
Điều lạ nữa là từ giờ Triết đó, chắc có lẽ Thầy cũng hiểu được ý nghĩ chưa chuẩn bị để dung nạp môn Triết của bọn tôi, nên từ tốn nói với bọn tôi là mấy em có thể học môn Triết của Thầy hoặc không cũng được nhưng phải làm sao cho có điểm môn triết để ghi vào học bạ và có đủ điều kiện công nhận cho năm lớp 12 - là năm quan trọng để mấy em vào Đại học.
Lạ hơn nữa là trong giờ triết, Thầy không cho ghi chép gì hết, chỉ cần nghe Thầy giảng và cố hiểu hoặc học thuộc ngay tại lớp những bài Thầy truyền đạt. Nếu chưa hiểu hoặc cần tìm hiểu về bài học chỉ cần tìm sách của Thầy và đọc thêm là được.
Còn nữa, trong hai giờ Triết, Thầy còn cho lớp một giờ để đưa ra một đề tài, bất luận về lĩnh vực gì, Thầy sẽ giải thích cho lớp hiểu về đề tài đó và chính thức học chỉ còn lại một giờ sau đó.
Thà là đánh tôi vài roi vào đít hoặc hạ hạnh kiểm thì tôi cũng không cảm thấy đau đớn và hối hận như thế ! Chính thái độ bao dung, vô chấp của Thầy làm tôi phải suy nghĩ lại hành động và thái độ của bọn tôi đối với Thầy, làm tôi suy nghĩ về một "triết gia" như Thầy đã khai thị cho tôi.
Kể từ đó tôi thay đổi nhiều trong cái nhìn của tôi đối với Thầy, đối với môn Triết, tôi thấy quá kính trọng và thương yêu một người thầy như thế, và điều quan trọng là từ đó tôi thấy yêu thích hơn môn Triết học trong đó có vô vàn kiến thức uyên bác của Thầy mà có lúc tôi đã không thể chấp nhận nó và lấy làm tiếc nuối vì đã bỏ mất hai giờ Triết đầu tiên của Thầy.
Cũng kể từ đó, tôi chuyên tâm chú mục vào tất cả giờ Triết của Thầy, về nhà tìm mua và đọc nhiều sách triết của Thầy viết về nhiều đề tài khác nhau và coi đó như một lời xin lổi chân thành gởi đến Thầy. Trong khi lùng sục tìm sách của Thầy tôi mới biết - thì ra Thầy - lúc bấy giờ được coi như là "một đại thụ" trong triết học của miền Trung vì những nghiên cứu và các đầu sách về triết học mà Thầy đã xuất bản trong đó có cả Triết Đông phương và Tây phương.
Sau này, tôi mới nhận thức được rằng chính những kiến thức uyên bác về triết học của Thầy đã giúp tôi hóa giải những điều mà trước đó - từ năm lớp 9- tôi đã từng có lúc bị "tẩu hỏa nhập ma" vì quá nhiều dòng tư tưởng, dòng triết trộn lẫn trong tôi lúc bấy giờ.
Bốn mươi năm sau, tình cờ bạn Huỳnh văn Khán, Trưởng Ban Liên lạc khối cựu học sinh Quốc học khóa 1968-1975 đã cho tôi một link trong trang Di sản Việt tại California, trong đó có Thầy Nguyễn Châu đã thuyết trình rất nhiều đề tài về văn hóa Việt. Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng vì được nhìn thấy Thầy vẫn còn khỏe mạnh, tráng kiện và nhất là những nội dung Thầy trình bày rất logic và phong phú.
Trong quảng thời gian các bạn đồng môn và Thầy Cô tổ chức Kỷ niệm 120 năm ngày thành lập trường (23/10/1896-23/10/2016), làm tôi nhớ đến một đoạn đời tốt đẹp mà tôi đã trải qua dưới mái trường Quốc học thân thương, nhớ đến công ơn của các Thầy Cô đã vun trồng kiến thức và ngay cả tư tưởng, cá tính để cho tôi thành người như hôm nay. Trong đó hình ảnh và bóng dáng của thầy Nguyễn Châu vẫn không phai mờ trong tôi.
LeBinh 04-11-2016.
Hình chụp : BS Nga Dang Thi.
NB: Các bạn thông cảm vì cái nghịch ngợm còn hơn "Ma, Quỷ" của chúng tôi lúc đó, vì Thầy NC rất hiền, gặp Thầy khác chắc "cái mông bị nát bét như tương" rồi và hơn hết là đừng bao giờ bắt chước như bọn tôi.
Mấy bạn cùng tôi bay qua cửa sổ trong giờ Triết đầu tiên, nếu đọc được bài này cho tôi biết thêm suy nghĩ của các bạn lúc đó nha.
Năm 1974, mình không nhớ quán cafe này có tên là Gió hay là Góp gió, nếu có nhớ các bạn bổ sung dùm, Cảm ơn.
Xin được "mượn" mấy hình của cô và Chân thành cảm ơn cô Nga Dang Thi vì loạt hình Huế mù sương của cô đã cho tôi ý tưởng để viết về kỷ niệm này. Thân ái.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét